đăng ký form

Học tiếng Nhật - Dễ hay khó ở khía cạnh nào?

Học tiếng Nhật - Dễ hay khó ở khía cạnh nào?

6 10 99
Học tiếng Nhật - Dễ hay khó ở khía cạnh nào? 10 6 99
Lần này chúng ta sẽ thử bàn luận xem học tiếng Nhật khó ở chỗ nào, đặng mà các bạn nào có ý tưởng học tiếng Nhật thì sẽ chuẩn bị được tinh thần trước.

1. Chữ viết và cách đọc

Tiếng Nhật sử dụng đến 3 loại chữ viết chính (không chấp Romanji) là Hiragana, KatakanaKanji. Nếu việc làm quen và thành thục Hira và Kata (mỗi bảng 46 chữ và có 1 số chữ khá giống nhau như ヌ ス フ ワ hay ソ ン) cũng đã yêu cầu ở bạn 1 sự nỗ lực không nhỏ, thì chữ Hán (chiếm 80% trong tiếng Nhật) có tới tận hơn 2000 chữ với số lượng nét chữ biến thiên từ 1,2,3 nét cho tới 20 nét. Không những thế, việc sử dụng bộ (1 bộ phận của chữ giống nhau có mặt trong nhiều chữ khác nhau) của TQ, một mặt giúp ta có thể nhớ khá nhanh cách viết của 1 từ, nhưng với nhưng ai hỏa hầu ko cao hoặc tu luyện chưa thành chính quả tất sẽ nhầm lẫn tứ tung dẫn đến nguyên khí đình trệ, kinh mạch đứt rời không chừng còn để lại di chứng là bại liệt toàn thân (chết đứng trong phòng thi), (Ví dụ: 福 副 幅).

Cách đọc chữ viết trong tiếng Nhật cũng có 1 số điểm đáng bàn. Hira và Kata có thể được coi như hệ thống ngữ âm trong tiếng Anh, tức là viết thế nào đọc nguyên xi như thế, nhưng với Kanji, không gì là không thể. Mỗi 1 chữ kanji thấp nhất có 1 cách đọc, thông thường là 2-3 cách, tùy việc bạn đặt chữ đấy trong câu (đứng riêng) hoặc trong từ (ghép với chữ khác), Ví dụ: 決まる (kimaru) 決定 (kettei). Mặc dù có 1 số quy tắc nhất định giúp ghi nhớ, nhưng ngoại lệ thì nhan nhản. Với lại, việc học 1 chữ bao gồm ít nhất 2 cách đọc, cách viết + nghĩa và hoàn cảnh sử dụng đã chung sức làm nên "1 hòn núi cao" khiến rất nhiều người học tiếng Nhật phải nản.

Cũng cần nói thêm là với phần tên người, cái sự tréo ngoe nó còn éo le và khủng khiếp hơn rất nhiều, và túm lại trong 4 chữ "éo có quy tắc". Ngoài cách đọc theo như thông thường (khoảng 60-70%) thì có rất nhiều tên bạn chỉ có thể ... nhìn hình bắt bóng!

Ví dụ: 和人 (hòa nhân) nếu đọc theo cách của Lord Jero sẽ là wajin / wanin .... gì gì đấy, nhưng rất tiếc đáp án đúng là Đáp án khác: Kazuto

1 bằng chứng cho cái sự éo le của tên người đấy là trong danh sách lớp của Nhật, bao giờ cũng gồm 2 cột: tên = kanji và cách đọc tên = hira. Ngay cả người Nhật cũng không thể nhớ / biết hết cách đọc tên / viết được tên của người xung quanh mình.

Thêm nữa, rất nhiều chữ kanji mà kể cả những bạn học lên dến tầm cao siêu cũng không chắc viết nổi, vì bản thân chính người Nhật cũng không biết và không được nêu đến trong giáo trình. Có 2 loại như thế, 1 là loại những chữ kanji hiếm gặp nằm trong phần chuyên môn sâu (cứ thử xem trong tiếng Anh xem vị, tiết, mạch, gan, Nhâm Đốc, Thiên Linh, đái tháo đường, máu trắng, .. xem có nhớ nổi không)

Loại thứ 2 là những từ rất hay gặp nhưng lại chẳng ai dùng kanji, đơn giản vì nó quá phức tạp, thế nên cứ hira và kata mà táng. Ví dụ: 綺麗kirei: đẹp 薔薇 bara: hoa hồng.

2. Ngữ pháp

Tớ nói với 1 thằng Nhật: tiếng Việt tớ không chia động từ, là quá khứ thì thêm "đã", chưa làm thì "sẽ", mà không làm thì "éo", nó giật mình "rưng rưng lệ", vì tự ngẫm lại bản thân Tiếng Nhật có tới khoảng ... 11 cách chia động từ, và tất nhiên, ngoại lệ (hay chính xác hơn là bất quy tắc) thì cũng .. vãi chưởng.

Tiếp theo, bất lợi dành cho người từ những ngôn ngữ không cùng hệ: tiếng Nhật để động từ và các thành phần quan trọng nhất ở cuối câu, "săm tham" lại còn bỏ cả chủ ngữ (nói trống không). Nếu ở tiếng Việt và English: "tao đến trường" thì ở tiếng Nhật sẽ là "tao trường đến". Với người mới học, hoặc quá quen với việc nói tiếng Anh: muốn gì nói nấy thì khi học tiếng Nhật, sẽ vấp ngay phải 1 cái thói quen tư duy cực kì khó chịu rất chi là muốn ... đánh nhau.

Không những thế, chúng ta sẽ còn được cảm nhận ngay về 1 thứ ngôn ngữ .. cực kì dài dòng và màu mè. Đấy chính là cách phân chia sắc thái tình cảm : kính/ không kính (trọng) của tiếng Nhật. Ví dụ: 本日私はXXXについて話させていただきたいと思っております。(hôm nay cho phép em nói về XXX) là thể kính ngữ của 今日私はXXXに話す、

Và với những ai đã có nội công thâm hậu vượt qua tầm 2 quyển Minna nihongo Chân kinh Sơ và Trung, được các vị sư phụ cho phép hạ sơn thì sẽ thấy ngay là ... ngoài trời còn có trời, khi mà cái thứ tiếng Nhật chúng ta được học nó khác hẳn với cái cách mà tụi Đông Doanh (tên cũ của Nhật nhá) nói chuyện bình thường với nhau. Nhiều biểu cảm, ngắn gọn (đúng hơn là cụt lủn), từ ngữ dùng vô tội vạ, biến âm biến thể lằng nhằng lộn nhộn, kèm thêm là khối lượng từ vay mượn hay mới phát sinh rất nhiều và rất khó có thể tìm được trong từ điển.

Thêm 1 phần kiến thức mà các bạn học tiếng Nhật cũng sẽ cảm thấy khá thú vị, đấy là "bên", nghĩa là tiếng địa phương. Tokyo có Tokyo-ben, Osaka có Osaka-ben, Kyoto cũng có, Kobe cũng không thua kém... chính nhờ cái thứ tiếng địa phương này mà Teppi lên thi đấu giải toàn quốc ở Tokyo bị lộ ngay là dân miền Kansai. Thế nhưng với người học tiếng Nhật, nó chắc chắn sẽ là 1 cái ... pain in the ass.

Phần này vui vui nên tớ sẽ nói thêm 1 tí: Người Tokyo có thói quen thêm đuôi "i" ở cuối câu, thay vì "genki desuka" thì sẽ là "genki desukai". Dân Osaka có 1 số từ như: meccha, chao, hỏi tiền thì không phải "ikura" mà sẽ là "nanpon" (kiểu "bao nhiêu" so với "mấy đồng").... nghe vui vui và ... nhà quê cực kì. Người Kyoto thay vì dùng "te oku" thì dùng "te haru"... (cái này chỉ vui với những ai hiểu rồi thôi).

3. Độ phổ biến

Cái này thì khỏi nói nhá, tiếng Nhật hoành tráng thì cũng chỉ dụng võ được ở Nhật và rất ít nơi khác trên giới thôi, chứ sau Âu Mỹ Phi thì ngọng hết.

4. Kết

Tiếng Nhật khó học, master nó thì cũng vãi chưởng. Thành ra bạn nào thấy mấy quyển sách cứ ghi "học tiếng Nhật dễ lắm..." thì đừng vội tin.

Còn với các bạn nào có ý tưởng đi luyện tiếng Nhật nhé, gửi các bạn 1 câu thôi

"khó thì khó, thằng khác học được chẳng lẽ mình không?!"

ĐĂNG KÝ khóa học tiếng Nhật phổ biến nhất hiện nay - Luyện thi NAT-TEST bằng cách click here.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocphusi.blogspot.com

0 comments:

 
Du học Nhật | Luyện thi NAT-TEST © 2013. All Rights Reserved. Design by Blogger Templates Free -Blogger
Top